Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng và mỗi độ tết đến xuân về. Các gốc mai lớn tuổi, sần sùi, đường cong đẹp được định giá lên tới vài chục triệu đồng. Nghề chơi mai cũng được xem là nghề mưu sinh chính của nhiều hộ gia đình. Vậy kỹ thuật chăm sóc cây mai trong một năm như thế nào để cây mai phát triển tốt nhất chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
>>mai quấn đế là gì ? cách quấn rễ mai vàng đẹp nhất
Để một cây mai có giá trị người ta dựa vào các yếu tố như độ xù sì của gốc, loại cây mai, dáng thế của cây… tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là làm sao cho cây khoẻ mạnh và ra hoa nhiều vào đúng dịp tết. Điều kiện sinh trưởng sinh trưởng của cây mai cũng rất cơ bản nhưng khiến một cây mai phát triển mạnh thân cành mập mạp, cành lá xum xuê thì cần rất nhiều kỹ thuật mà chỉ có các nghệ nhân chuyên nghiệp mới làm được.
Từ tháng 1 – tháng 6
Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt tết thì cây đã bị suy yếu nên sau tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây. Đầu tiên ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành chỉa ra ngoài, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.
Thay đất: trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng lưu ý không nên cắt quá sát.
Trộn đất theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt… nếu có thêm phân động vật đã mục trộn chung vào thì càng tốt. Rải một lớp trấu sống ở dưới chậu để cây thoát nước tốt, xơ dừa có tác dụng giữ ẩm cho rễ, trấu sống giúp chống ngập úng, đất thịt và phân giúp cây có đầy đủ dinh dưỡng.
Cây mai vàng trỗ bông đều và đẹp
Bón phân: chúng ta cần xác định rằng ở giai đoạn này là giai đoạn phục hồi và giúp cây mai phát triển, nên cần lưu ý bón phân sao cho cành lá phát triển sum suê nhất có thể vì thế nên ưu tiên bón nhiều phân lân.
Trong tự nhiên cây mai có thể vươn rễ đi khắp nơi để tìm nguồn dinh dưỡng tuy nhiên khi trồng trong chậu chúng ta phải thường xuyên bón phân định kỳ mỗi 2 tuần/lần. Các loại phân được khuyến cáo là phân hữu cơ nếu sử dụng phân vô cơ phải tuân theo liều lượng nhất định tránh cây bị xót.
Tưới nước: cây mai đặc biệt thích nước sông, nước mương, nước ruộng các loại nước này chứa nhiều dưỡng chất cho cây mai phát triển… nếu không có thể tưới nước giếng. Tuy nhiên với các hộ gia đình ở thành phố sử dụng nước máy chứa nhiều clo tưới sẽ dẫn đến cây bị chết.
>>Top 3 loại thuốc kích rễ cây mai cho cây mai cực mạnh, giúp cây tăng trưởng phát triển tốt
Giai đoạn từ tháng 6 – tháng 12
Gốc cây mai vàng lâu năm
Giai đoạn này cây đã khoẻ, cành lá xum xuê vì vậy yêu cầu chế độ dinh dưỡng rất cao. Vì thế chúng ta nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.
Từ tháng 6 – tháng 9: đây là giai đoạn cây mai bắt đầu phân hoá nụ vì thế chúng ta nên bón phân Lân (DAP) để cho các nụ to khoẻ hơn.
Đây cũng trùng thời điểm mùa mưa cây thường bị các bệnh như đốm lá, rỉ sắt có thể sử dụng các thuốc đặc trị như Insuran, Ridomin để phun định kỳ 1 tháng/lần.
Từ tháng 9 – tháng 12: các nụ hoa đã bắt đầu hình thành nhiều cây bắt đầu ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này không nên bón các loại phân Ure hay Lân sẽ khiến cây bị ức chế và trổ hoa trước tết.
>>Hướng dẫn kỹ thuật trồng mai con quấn rễ hình thú ra rễ cho cây mai tỷ lệ thành công 100%
Nên bón các loại phân có nồng độ Kali cao sẽ khiến nụ hoa mập khi ra hoa nhiều và màu sắc sặc sỡ hơn. Đến khoảng cuối tháng 11 ta bắt đầu tiến hành cắt trụi hết lá để cây tập trung dinh dưỡng cho nụ. Chúc các bạn thành công!